Chi tiết sản phẩm
- Thông tin sản phẩm
Cà phê chồn từ lâu đã được xếp vào loại “cực phẩm” trong giới cà phê. Mang một hương vị đặc trưng và khác lạ mà không phải ai cũng có thể tạo ra nên giá thành của cà phê chồn không hề thấp chút nào. Vậy cà phê chồn làm từ gì mà lại đặc biệt đến vậy?
Nếu ai đã từng được nghe về huyền thoại Cà Phê Chồn thì có lẽ không mấy ngạc nhiên: Việt Nam là một trong ít nước trên thế giới có loài động vật “cầy vòi đốm”- Chồn Hương (Viverricula indica) sinh sống. Một trong số thức ăn ưa thích nhất của Chồn Hương là trái cà phê chín. Ban đêm chồn Hương trèo lên cây cà phê chọn cho mình những hạt cà phê chín mọng, ngon, chất lượng nhất để ăn. Nhưng dạ dày của chúng chỉ tiêu hóa được một phần lớp thịt bên ngoài của cà phê sau đó thải cà phê ra cùng với phân của chúng. Và điều đặc biệt, không chỉ chúng chọn những hạt cà phê chất lượng, ngon mà còn ở quá trình tiêu hóa ở dạ dày của Chồn, lúc này dạ dày của Chồn tiết ra các Enzym làm thay đổi các phân tử bên trong hạt cà phê. Hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn (quá trình này làm giảm đi độ đắng của hạt cà phê) tạo ra hương vị khác biệt cho cà phê Chồn. Đồng thời các Enzym này cũng tác động đến cấu trúc hương làm cho cà phê Chồn thơm đậm đà hơn, có sự phảng phất của mùi chocolate. Nếu bạn từng thử qua cà phê Chồn thì bạn sẽ cảm nhận hương vị đậm đà, đắng nhẹ pha lẫn chút vị ngọt của siro và khứu giác của bạn sẽ cảm nhận được mùi chocolate thoảng chút mùi ” hơi mốc”.
Nguồn gốc cà phê chồn
Cà phê chồn có nguồn gốc từ Indonesia. Vào khoảng thế kỉ 18, người Hà Lan đem cây cà phê từ đất nước mình đến những vùng thuộc địa mà họ nắm giữ, từ đây cây cà phê du nhập vào Indonesia, đặc biệt là vùng đảo Java.Thời kì này cà phê rất quý hiếm nên những người Hà Lan không cho người làm thuê của họ thu hoạch cà phê làm của riêng, nhưng người nông dân quá tò mò về vị của quả cà phê mà họ bỏ công trồng và thu hoạch, đồng thời họ cũng phát hiện ra chồn trên đảo cũng ăn hạt cà phê nhưng chúng lại không thể tiêu hóa hết mà thải ra nguyên hình dạng hạt cà phê.
Họ liền lấy hạt cà phê ấy đêm chế biến và cho ra một loại cà phê hảo hạng đó chính là cà phê chồn mà chúng ta uống ngày nay.
Cà phê chồn bắt nguồn từ Indonesia
Cà phê chồn hay còn gọi là “Kopi Luwak”. Trong đó “Kopi” có nghĩa là cà phê theo tiếng Indonesia, còn “Luwak” là tên của một vùng trên đảo Java của Indonesia, đồng thời “Luwak” cũng là tên một loài chồn sống trên đảo. “Kopi Luwak” là loại cà phê được làm từ hạt cà phê được chồn ăn rồi thải ra.
Theo cảm nhận của người thưởng thức thì cà phê chồn có vị thơm ngon rất lạ miệng và độc đáo. Nó được miêu tả như “mùi mốc” pha chút vị caramen và socola đắng, hương vị đậm đà rất dễ chịu.
Cà phê chồn được tạo ra như thế nào?
Đến đây chắc hẳn các bạn đã hình dung ra phần nào về việc cà phê chồn được làm từ gì rồi phải không. Cùng tìm hiểu cách tạo ra cà phê chồn nhé.
Cùng tìm hiểu cách làm cà phê chồn nhé
Đầu tiên nhà sản xuất phải đảm bảo cà phê được trồng phải sạch không còn tồn động lượng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học để đảm bảo an tòan cho những chú chồn và đảm bảo cho chất lượng cà phê là tốt nhất.
Tiếp theo khi cho chồn ăn, cần lựa chọn ra những trái cà phê chín đỏ, những chú chồn sẽ dùng khứu giác tuyệt vời của mình chọn ăn những trái cà phê ngon nhất, không có viết tích hay mùi lạ của sâu bọ hay côn trùng, phần được chồn chọn ăn thường chỉ chiếm 1/5 số hạt mang vào.
Mỗi ngày, một chú chồn có thể tiêu thụ 20 – 30g cà phê tươi và cho ta khoảng 10g cà phê nhân. Có thể thấy hiệu suất ở đây là không cao những lại cho chất lượng cà phê tuyệt vời nên cà phê chồn mới thuộc và loại cà phê “cực phẩm” như vậy.
Cà phê cho chồn ăn được chọn lựa kĩ càng
Trong quá trình tiêu hóa, chỉ có phần cùi được tiêu hóa còn phần hạt thì được bài tiết ra. Phần hạt cà phê sau khi được chồn tiêu hóa thì có độ cứng và độ giòn cao hơn, hương vị cũng độc đáo hơn.
Do các enzyme trong dạ dày chồn đã phá vỡ cấu trúc làm biến tính phần nào protein và giảm lượng protein trong cà phê – nguyên nhân của vị đắng, từ đó cà phê có vị đậm đà hơn, bớt đắng hơn, cũng nhờ quá trình này mà cà phê chồn còn có một chút hương vị của socola vô cùng đặc biệt.
Hạt cà phê sau khi được chồn tiêu hóa
Sau khi phần hạt cà phê được đưa ra ngoài thì chúng sẽ được đem đi phơi khô dưới ánh sáng mặt trời rồi được xử lí kĩ càng. Cụ thể, người ta sẽ loại bỏ phần vỏ trấu bên ngoài để lấy nhân cà phê.
Sau đó nhân này được đem lọc, chà và xối qua dòng chảy mạnh để đảm bảo loại bỏ hết chất bẩn và lớp vỏ lụa. Lúc này hạt cà phê đã cứng hơn và có màu xanh nhạt
Tiếp đó người ta tiếp tục phơi hạt cà phê cho khô hoàn toàn rồi bảo quản cẩn thận. Cuối cùng là công đoạn rang và xay cà phê. Qúa trình rang cà phê phải đảm bảo được hạt cà phê vẫn giữ được hương vị đặc trưng của cà phê chồn.
Chúng ta có thể thấy để có một ly cà phê chồn thơm ngon và quyến rũ thì phải trải qua một quá trình dài và phức tạp đến nhường nào. Vậy thì cà phê chồn có giá thành cao như vậy có lẽ cũng phải điều bất ngờ phải không?
Hướng dẫn sử dụng cà phê chồn:
1. Cho 03 muỗng cà phê bột (khoảng 20gr) vào phin.
2. Lắc đều và ép nhẹ nắp gài bên trong.
3. Cho 30ml nước tinh khiết 96-100°C vào phin chờ cà phê ngấm đều (Khoảng 2 phút).
Sau đó, châm thêm 50ml nước sôi vào
4. Cho thêm đường, sữa, đá hoặc sử dụng nguyên chất.
Thông tin về sản phẩm
1. Tên sản phẩm: Cà phê rang xay
2. Thành phần: Cà phê từng loại Arabica, Moka,Robusta, culi, Cherry hoặc mix theo tỉ lệ
3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: 24 tháng tính từ ngày sản xuất
4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì:
-Quy cách đóng gói: 250 g/gói, 500 g/gói hoặc dạng hộp 250g, hộp 500gr đóng theo yêu cầu của khách.
- Chất liệu bao bì: sản phẩm được đóng túi nilong tráng bạc, hộp giấy,… chuyên dùng trong bao gói thực phẩm.
Sản phẩm cùng loại