HẠT MẮC CA LÂM ĐỒNG (Macadamia)
Vậy hạt mắc ca là gì?
Mắc ca tên khoa học là Macadamia có nguồn gốc từ châu Đại Dương, thuộc họ Proteaceae (ST). Trong thành phần hạt mắc ca có chứa rất nhiều dinh dưỡng. Theo nhiều nghiên cứu, mắc ca là hạt có rất nhiều năng lượng. Hạt mắc ca chứa Lipid (chất béo bão hòa trong 100 gr mắc ca là 12g, chất béo không bão hòa đa 1.5g, chất béo không bão hòa đơn 59g), rất nhiều chất xơ và chất đạm, nhiều protein, vitamin A, C, B6, sắt, Magie, Canxi.
Chính vì vậy, mắc ca được nhiều người bệnh (người có bệnh tim mạch, người bị bệnh tiểu đường), trẻ con, người có thai rất thích sử dụng.
“So sánh với các loại hạt quả ăn được phổ biến khác như hạnh nhân hay đào lộn hột, Mắc-ca chứa nhiều chất béo nhưng ít protein. Hạt mắc ca có hàm lượng chất béo chưa bão hòa đơn cao nhất trong số tất các loại hạt đã biết, chứa khoảng 22% axit béo omega-7 là axit palmitoleic, có các tác động sinh học tương tự như một chất béo chưa bão hòa đơn. Nó cũng chứa 9% protein, 9% cacbohydrat và 2% sơ dinh dưỡng, cũng như canxi, photpho, kali, natri, selen, sắt, thiamin, riboflavin và niacin” (ST)
Hạt mắc ca dùng cho ai khi công dụng nó tốt như vậy?
Hạt mắc ca dùng cho tất cả mọi người, vì mắc ca có:
Tốt cho sức khỏe tim mạch: theo nghiên cứu hạt macca không có chứa cholesterol nên rất có lợi cho sức khỏe tim, không làm tăng cholesterol xấu (mỡ máu) của cơ thể, hạt macca giàu chất béo không bão hòa đơn, giảm LDL cholessterol và trigyceride, giúp mạch máu thông suốt, và làm giảm bệnh mạch vành.
Giàu chất chống oxy hóa: hạt macca giàu flavonoid (là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn chặn các tế bào bị tổn thương, nhiễm độc vì môi trường). Các flavonoids chuyển đổi thành chất chống oxy hóa, sau đó nó tìm và diệt các gốc tự do để bảo vệ cơ thể khỏi mắc bệnh, kể cả các căn bệnh nan y như ung thư vú, cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Giúp giảm cân: nhiều người cho rằng hạt macca béo nên tránh ăn nhưng không biết chất béo trong hạt macca là chất béo không bão hòa đơn có tác dụng thúc đẩy giảm cân. Hạt macca rất giàu axít palmitoleic, và chất béo omega giúp cung cấp các khối xây dựng nên enzym và kiểm soát việc đốt cháy chất béo và hạn chế sự thèm ăn. Đặc biệt, axít palmitoleic còn làm tăng chuyển hóa mỡ và làm giảm mỡ tích trong cơ thể. Hàm lượng axít béo của hạt macca còn hỗ trợ người ăn cảm thấy thỏa mãn và không cảm thấy thèm ăn.
Giàu protein: hạt macca giàu protein. Protein còn là một phần tạo ra máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì sức khỏe da, tóc, móng tay chân và nhiều chức năng quan trọng khác.
Giàu chất xơ thực phẩm: hạt macca có chứa tới 7% chất xơ thực phẩm như carbohydrate phức, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ thúc đẩy cảm giác no lâu, cung cấp thức ăn thô, trợ giúp tiêu hóa và giảm thiểu táo bón và nhiều bệnh khác liên quan đến tiêu hóa.
Tốt cho sức khỏe xương: phốt pho trong hạt macca đóng vai trò quan trọng đối với quá trình khoáng hóa của xương, răng, trao đổi chất, hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Canxi còn giúp hình thành răng và xương. Riêng mangan có trong macca giúp cơ thể lắng đọng mô xương mới, hình thành xương cũng như sức khỏe cho xương khi con người ta tuổi cao. Omega 3 có trong hạt macca giúp ngừa loãng xương và làm giảm thiệu chứng bệnh viêm xương khớp.
Tăng cường sức khỏe não bộ: hạt macca rất giàu nhóm dưỡng chất có lợi cho não và sức khỏe hệ thần kinh. Đặc biệt, đồng trong hạt macca giúp sản xuất hóa chất truyền dẫn thần kinh, hóa chất mà tế bào não cần đến để truyền gửi các thông báo quan trọng.
Mắc ca được trồng ở đâu?
Năm 1881, mắc ca được đưa tới trồng ở Hawaii và trở thành cây trồng chính như ngày nay. Cây mắc ca còn được trồng nhiều tại Trung Quốc, Thái Lan...
“Cây mắc ca được trồng ở Việt Nam đầu tiên vào năm 1994 lúc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam gieo 10 cây từ hạt và trồng thử tại Ba Vì, Hà Nội. Sau đó, cây mắc ca được trồng thử nghiệm và nhân giống ở nhiều tỉnh khác nhau, chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.
Từ năm 2000, diện tích trồng mắc ca ở Việt Nam tăng dần và năm 2018 đạt khoảng 2.000 ha trồng tập trung. Vào tháng 9/2016, theo kết quả điều tra thuộc đề án quy hoạch phát triển Mắc ca vùng Tây Nguyên của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết diện tích trồng cây mắc ca ở các tỉnh Tây Nguyên khoảng 1.630 ha, trong đó Kon Tum 50 ha, Gia Lai 80 ha, Đắk Lắk 500 ha, Đắk Nông 600 ha và Lâm Đồng (Lâm Hà) 400 ha.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho biết: "Lâm Đồng là thủ phủ mắc ca của cả nước và Lâm Hà là địa phương chủ lực của Lâm Đồng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp cả trên mặt trận mắc ca". Một số huyện của tỉnh Lâm Đồng gồm Lâm Hà, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Ðức Trọng, Ðam Rông, Bảo Lộc và Ðơn Dương được phê duyệt quy hoạch phát triển cây mắc ca theo Quyết định 1062/QÐ-UBND, định hướng tới năm 2030.”
Tại Lâm Đồng, mắc ca được trồng xen cây cà phê, nhưng lại là cây trồng chủ lực được tỉnh Lâm Đồng. Lâm Hà là 1 trong những huyện trồng mắc ca và năng suất lớn nhất trong tỉnh. Mắc ca thu hoạch chính 2 lần trong năm: mùa chính, mắc ca ít bị sâu bệnh là khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Mùa phụ là khoảng tháng 10-12 hàng năm, vụ này năng suất thường không cao bằng mùa chính và hạt thường hay bị sâu và nấm bệnh. Chính vì vậy, gần Tết ta mắc ca không có nhiều và là hàng trữ lại nên ăn không ngon.
Tại Lâm Hà, nhiều hộ dân đã và đang liên kết với công ty TNHH cà phê nguyên chất Thái Châu và HTX nông nghiệp hữu cơ Hùng Thắng để trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hữu cơ. Mắc ca mà chúng tôi đang sản xuất có nguyên liệu ổn định, được chọn lọc từ khâu cây giống đến lúc thu hoạch trái và kiểm tra kĩ trong chế biến, cắt nứt, đóng gói (2 lớp dạng gói, hộp) bảo đảm không bị xì hỏng khi gửi đi xa.
Chế biến mắc ca như thế nào?
Nếu bạn là người trồng mắc ca, bạn biết rằng để có mắc ca sấy ngon thì khâu kiểm soát nguyên liệu là quan trọng nhất, bạn chỉ cần lơ là vài tiếng ủ mắc ca mới xát tươi qua đêm và sang hôm sau trời hơi mưa bạn quên phơi thôi thì mắc ca sẽ hỏng vị.
Mắc ca có 3 lớp: lớp vỏ xanh, lớp vỏ gỗ, nhân. Sau khi thu hoạch ngoài vườn vào phải đập tách lớp vỏ xanh ra và phơi trong nhà có quạt hút ẩm càng tốt (hiện nay người ta thường phơi trên khung lưới trong mát để bảo quản mắc ca tốt nhất.
Mắc ca có rất nhiều dầu, vì vậy nên trữ mắc ca trong vòng 6-9 tháng, đã chế biến rồi thì nên ăn trong vòng 3-6 tháng trở lại vì mắc ca để lâu sẽ ra dầu, rất khó ăn.
Mắc ca sau khi hong khô sẽ sấy và làm nứt bằng máy cắt thủ công tại Công ty TNHH cà phê nguyên chất Thái Châu. Sau đó, sẽ sang lọc và phân loại nhân và đóng gói theo giá cả.
Khi mua mắc ca, bạn lưu ý quan trọng nhân mắc ca và vị, mùi thơm của hạt. Có người sấy chỉ có độ ngọt mà không có mùi thơm, có người sấy ăn thơm nhưng lại mất vị béo của mắc ca. Chính vì vậy, làm thế nào để mắc ca béo, thơm và ngọt là cả một quá trình và bí quyết của người sấy.
Hiện nay, trên thị trường mắc ca bán rất nhiều, hàng xuất xứ khác nhau (Trung Quốc, Mỹ, Úc,,,) và giá cả cũng khác nhau. Người tiêu dùng phải thận trọng khi mua mắc ca ăn cho gia đình mình. Cũng là mắc ca nhưng có nơi bán giá khác nhau là chuyện bình thường, bởi lẽ nguyên liệu khác nhau, cách chế biến khác nhau.
Tại Công ty TNHH cà phê nguyên chất Thái Châu, chúng tôi có nguồn nguyên liệu ổn định, cam kết hỗ trợ chăm sóc và thu mua của bà con nông dân. Các hộ dân cung cấp nguyên liệu cho chúng tôi đều được chúng tôi hỗ trợ về kĩ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, phân loại theo đúng yêu cầu của Công ty.
Hạt mắc ca sau khi tách ra có màu trắng, ăn rất thơm và béo, vị ngọt.
Những cách sử dụng hạt macca:
-Sử dụng nhân sống:
+ Nhân mắc ca sau khi hái trên cây có thể dùng trực tiếp: vị béo ngật, thơm. Tuy nhiên, lưu trữ và bảo quản không được lâu.
+ Làm sữa: bạn chỉ cần 10 hạt mắc ca phơi qua 2 nắng (nhân nó long ra), 1 hạt muối, 400 ml nước ấm. Hạt mắc ca khô thì chúng ta phải ngâm khoảng 30 phút cho mắc ca nở ra (sạch bẩn và dễ xay). Bỏ hỗn hợp mắc ca, 1 hạt muối, nước vào và xay nhuyễn. Nếu máy xay tốt xay mịn, bạn có thể uống trực tiếp. Nếu máy xay không mịn, bạn có thể lọc sữa qua cái lọc hoặc túi lọc để lấy sữa, còn bã trộn với bột mì và trứng chiên lên ăn rất ngon. Sữa mắc ca có thể cho thêm sữa, đường, mật ong tùy thích.
+ Phơi khô ép dầu: dùng trong chăm sóc sắc đẹp và nấu ăn hàng ngày.
-Sử dụng nhân đã sấy: ngày ăn đều đặn, mỗi lần đói có thể ăn từ 3- 5 hạt.
-Bảo quản: để trong hũ kín, tránh ẩm và nắng. Khi mở bao ra nên sử dụng trong vòng 1 – 2 tuần
(Bài viết có tham khảo và sưu tầm trên mạng)
Các bài viết khác