Nhộng Đông Trùng Hạ Thảo Bạn Có Thật Sự Hiểu
Hiện nay có hai loại nấm đông trùng hạ thảo được sử dụng trong y học cổ truyền là Cordyceps sinensis (tên khác: Ophiocordyceps sinensis) và Cordyceps militaris. Với nhiều lợi ích mang đến cho sức khỏe, nhưng bạn đã thật sự hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại. Cùng tìm hiểu thêm thông qua bài viết của Thái Châu nhé.
1. Cordyceps sinensis - đông trùng hạ thảo tự nhiên
Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) có hình thù như cây nấm mọc trên đầu con sâu màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác. Nhộng trùng thảo có thân cây màu vàng cam ngả hồng hồng, đầu nấm dạng chùy.
Đông trùng hạ thảo là tên gọi dân gian dựa vào quan sát đặc điểm chu trình sống của sinh vật: mùa đông là con sâu, mùa hè là cây cỏ. Đó là sự kết hợp cộng sinh giữa nấm Cordyceps Sinensis với ấu trùng bướm đêm Hepialus. Mùa đông, sâu non sống trong lòng đất bị nhiễm bào tử nấm. Đến hè, sâu chết đi, cây nấm mọc trên đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất.
Vòng đời của đông trùng hạ thảo tự nhiên - illustration Nuvedo
Tuy nhiên theo các nhà khoa học, chỉ có Cordyceps sinensis mới được gọi đông trùng hạ thảo với hình thái duy nhất là cây nấm mọc trên đầu con sâu.
Hiện trên thế giới vẫn chưa thành công trong việc tạo ra quả thể (tức làm ra nguyên hình cây nấm trên đầu con sâu) của Cordyceps sinensis trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo.
Tiến sĩ Đinh Minh Hiệp, thành viên nhóm nghiên cứu nói: “Nếu nuôi trồng được cây nấm trên con sâu và có màu vàng cam thì sản phẩm là nhộng trùng thảo hay Cordyceps militaris, còn gọi đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis là không chính xác”.
Đông trùng hạ thảo thể quả tự nhiên chỉ sống được trên độ cao 3.000-4.000 m so với mặt nước biển. Thường được tìm thấy tại những vùng cao nguyên của Trung Quốc như Tây Tạng
Còn các loại cây nấm mọc ở bộ phận khác của con sâu chỉ được gọi là nhộng trùng thảo hoặc bách trùng thảo mà thôi.
Đông trùng hạ thảo tự nhiên
Nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên có nhiều công dụng trong việc bồi dưỡng sức khỏe, tuy nhiên việc khai thác một cách tràn lan, đang khiến loại dược liệu này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
2. Cordyceps militaris - nhộng trùng thảo
Hiện nay nhộng trùng thảo được nuôi trồng và cho ra thể quả cây nấm mọc trên thân con tằm hoặc con nhộng. Việt Nam còn nhân trồng được nhộng trùng thảo trên gạo lứt, giá đậu.
Tại Công ty Thái Châu sau quá trình tìm tòi, hợp tác và nghiên cứu đã nuôi cấy thành công nhộng trùng thảo từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, trong đó đặc biệt sử dụng nhộng tằm Lâm Đồng. Cùng nguồn nguồn nguyên liệu hữu cơ: gạo lứt huyết rồng, tảo xoắn Spirulina có nguồn gốc từ Pháp, khoai tây, vitamin dạng ống tiêm và một số loại hạt dinh dưỡng.
Nhộng tằm Lâm Đồng
Nhộng đông trùng hạ thảo được thực hiện nuôi cấy bằng cách phun bào tử nấm lên nhộng tằm còn sống. Bào tử nấm này ký sinh, gây bệnh cho con nhộng và sau đó phát triển sợi nấm, tiêu diệt con nhộng và sử dụng cơ thể của nó để phát triển.
Quá trình hình thành nhộng trùng thảo
Nhộng trùng thảo được nuôi cấy tại công ty Thái Châu, theo hướng bán tự nhiên không sử dụng máy lạnh tận dụng đặc trưng khí hậu tại Đà Lạt, sản phẩm nấm mang tính dược liệu cao.
Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì đối với sức khỏe:
Theo các nhà nghiên cứu:
Trong nấm đông trùng hạ thảo có hàm lượng cordycepin và adenosine cao làm tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào, dịch thể chống viêm nhiễm, ngăn sự phát triển lây lan của vi khuẩn, virus, phỏng và hỗ trợ điều trị ung thư.
Có tác dụng tích trong việc bồi bổ sức khỏe cho người già, người bị hen suyễn, mới ốm dậy, có triệu chứng đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi và người khả năng hấp thụ kém.
Làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol và lipoprotein hạn chế xơ vữa động mạch. Giúp điều hòa nội tiết tố, khắc phục các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh, cung cấp và truyền tải oxy, tăng lưu thông máu, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng tế bào và thải độc trong cơ thể, duy trì môi trường cơ thể lành mạnh, ngăn chặn lão hóa.
Đặc biệt cải thiện giấc ngủ, đường hô hấp, khôi phục thận hư, giảm tiểu đêm đau lưng mỏi gối, hỗ trợ tăng cường sinh lý,..
Sản phẩm nhộng hạ thảo Thái Châu được nuôi cấy bằng nguyên liệu hữu cơ
Cách sử dụng nhộng trùng thảo Thái Châu:
Sử dụng mỗi ngày một con, với người bệnh 2 con/ ngày, có thể dùng nấu cháo, nấu canh, ngâm mật ong, hãm trà hay ngâm rượu. Sản phẩm rượu nhộng đông trùng của Thái Châu
Hoặc ngâm mật ong: dùng 60 - 70 con nhộng trùng thảo/ 1 lít mật ong sau 1 tuần có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng 1 thìa 5 - 10 ml cùng nước ấm trước bữa ăn sáng.
Ngâm Rượu: dùng 30 - 40 con nhộng trùng thảo cho 1 lít rượu, mỗi ngày dùng 20 - 30ml trong bữa tối.
Lưu ý: đối với các sản phẩm chế biến từ đông trùng hạ thảo không nên để nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, để nơi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp.
Không sử dụng cho những người bị dị ứng với tằm, nhộng. không nên dùng với liều lượng quá nhiều khuyến cáo nên sử dụng đều mỗi ngày.
Các bài viết khác
- "Vì sao cà phê Moka lại được mệnh danh là nữ hoàng"
- ARABICA CẦU ĐẤT ĐÀ LẠT
- LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
- CÁC PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ CÀ PHÊ PHỔ BIẾN
- CÀ PHÊ THÁI CHÂU ĐẶC BIỆT
- CÁCH DÙNG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
- CULI MỘT LOẠI HẠT CÀ PHÊ ĐẶC BIỆT
- SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG