Trồng dưa lưới theo hướng VietGAP cho thu nhập cao
Ngày tạo: 18/05/2020 - By Admin
Ông Nguyễn Đình Mẫu (thôn Thiện Chí, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng) đã tiên phong thử nghiệm mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà kính và mang lại nguồn thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi năm cho gia đình.
Với hơn 20 năm công tác tại Hội Nông dân xã và nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Gia trước khi xin nghỉ vì lý do sức khỏe, ông Mẫu tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về sản xuất cho bản thân. Vào đầu năm 2019, ông Mẫu quyết định đầu tư 800 triệu đồng để xây dựng 2 sào nhà kính kết hợp với hệ thống tưới tự động công nghệ Israel để trồng dưa lưới theo hướng VietGAP. Qua hơn 1 năm đầu tư, mô hình trồng dưa lưới của ông Mẫu đã và đang mang lại thành công bước đầu.
Ông Mẫu cho biết, việc trồng dưa lưới trong nhà kính có nhiều ưu điểm như: Quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che mưa, che nắng và ngăn côn trùng xâm nhập, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên sản phẩm sạch và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trồng dưa lưới trong nhà kính cũng có những khó khăn nhất định, đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ và áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới đảm bảo năng suất và chất lượng khi thu hoạch.
Vốn là một người chịu khó và kiên nhẫn, ông Mẫu chăm sóc tỉ mỉ cho cây ngay từ khi xuống giống. Mỗi cây dưa lưới được ông trồng trong một bịch giá thể đặt trong luống đã được lót bạt nilon cách ly với nền đất để tránh mầm bệnh, bón phân thông qua hệ thống tưới tự động nhỏ giọt.
Khi cây bắt đầu leo giàn, sẽ được mắc vào từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, tận dụng ánh sáng quang hợp tốt; sau đó, sẽ tiến hành cắt tỉa, bấm ngọn thường xuyên để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Dưa lưới được trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, cho sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Khi cây phát triển đến 70 ngày tuổi, ông bắt đầu bón bổ sung trứng gà, mật mía, sữa tươi được ủ men để làm tăng độ ngọt cho quả. Đặc biệt, nguồn nước phải được xử lý độ pH mới có thể đưa vào hệ thống tưới cho cây.
Việc sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt sẽ giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ phân bón cho đến lượng nước, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không để lãng phí nguồn nước.
Ông Nguyễn Đình Mẫu cho biết: “Sau khi thử nghiệm giống cây trồng này, tôi thấy đây là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương; thời gian trồng và chăm sóc cũng ít bận rộn hơn so với những giống cây trồng khác và cho thu nhập cũng tương đối cao”.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh vườn, ông Mẫu cho biết, vụ dưa này do tỉ mỉ và cẩn thận từ khi bắt đầu xuống giống nên tỷ lệ sống của cây đạt trên 96%; chu kỳ cứ khoảng từ 3 - 4 tháng cho thu hoạch, trọng lượng bình quân mỗi quả từ 1,2 đến 1,6 kg, có quả gần 2 kg.
Dự kiến với 2 sào trồng dưa lưới công nghệ cao của ông Mẫu sẽ cho thu hoạch từ 4 - 4,2 tấn, giá bán bình quân từ 28 đến 30 ngàn đồng/kg thông qua hợp đồng thu mua của Công ty TNHH Tiên Phong ở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Với đặc tính của giống cây nhiệt đới rất ưa nắng và chịu được nhiệt độ cao, dưa lưới là loại cây trồng phù hợp trong mùa khô hạn. Đối với ông Mẫu, dưa lưới sẽ được ông trồng vào thời điểm này hàng năm, sau đó trồng luân canh thêm cây trồng khác để cải tạo đất và đa dạng cây trồng. Nhiều hộ nông dân trong và ngoài địa phương đã đến tham quan và mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ ông để đầu tư sản xuất.
Là người không ngừng học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm những cây trồng mới, ngoài việc trồng dưa lưới, ông đã trồng thử nghiệm 50 cây bí Nhật mini. Đây là loại bí có kích thước quả nhỏ chỉ khoảng bằng lòng bàn tay, trọng lượng bình quân từ 250-300 gram/quả. Qua thời gian trồng thử nghiệm, ông Mẫu quyết định trong thời gian tới sẽ tiến hành xuống giống loại bí Nhật mini tại vườn của mình. Ông Mẫu cho biết thêm: “Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng mở rộng thêm diện tích trồng dưa lưới và giống bí Nhật mini. Mặt khác, tôi cũng sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với bà con nông dân trên địa bàn, đứng ra liên hệ với Công ty thu mua, bao tiêu sản xuất để mở rộng chuỗi liên kết những giống cây trồng này”.Với hơn 20 năm công tác tại Hội Nông dân xã và nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Gia trước khi xin nghỉ vì lý do sức khỏe, ông Mẫu tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về sản xuất cho bản thân. Vào đầu năm 2019, ông Mẫu quyết định đầu tư 800 triệu đồng để xây dựng 2 sào nhà kính kết hợp với hệ thống tưới tự động công nghệ Israel để trồng dưa lưới theo hướng VietGAP. Qua hơn 1 năm đầu tư, mô hình trồng dưa lưới của ông Mẫu đã và đang mang lại thành công bước đầu.
Ông Mẫu cho biết, việc trồng dưa lưới trong nhà kính có nhiều ưu điểm như: Quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che mưa, che nắng và ngăn côn trùng xâm nhập, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên sản phẩm sạch và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trồng dưa lưới trong nhà kính cũng có những khó khăn nhất định, đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ và áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới đảm bảo năng suất và chất lượng khi thu hoạch.
Vốn là một người chịu khó và kiên nhẫn, ông Mẫu chăm sóc tỉ mỉ cho cây ngay từ khi xuống giống. Mỗi cây dưa lưới được ông trồng trong một bịch giá thể đặt trong luống đã được lót bạt nilon cách ly với nền đất để tránh mầm bệnh, bón phân thông qua hệ thống tưới tự động nhỏ giọt.
Khi cây bắt đầu leo giàn, sẽ được mắc vào từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, tận dụng ánh sáng quang hợp tốt; sau đó, sẽ tiến hành cắt tỉa, bấm ngọn thường xuyên để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.
Dưa lưới được trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, cho sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Khi cây phát triển đến 70 ngày tuổi, ông bắt đầu bón bổ sung trứng gà, mật mía, sữa tươi được ủ men để làm tăng độ ngọt cho quả. Đặc biệt, nguồn nước phải được xử lý độ pH mới có thể đưa vào hệ thống tưới cho cây.
Việc sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt sẽ giúp cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng từ phân bón cho đến lượng nước, đáp ứng tốt từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không để lãng phí nguồn nước.
Ông Nguyễn Đình Mẫu cho biết: “Sau khi thử nghiệm giống cây trồng này, tôi thấy đây là loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương; thời gian trồng và chăm sóc cũng ít bận rộn hơn so với những giống cây trồng khác và cho thu nhập cũng tương đối cao”.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh vườn, ông Mẫu cho biết, vụ dưa này do tỉ mỉ và cẩn thận từ khi bắt đầu xuống giống nên tỷ lệ sống của cây đạt trên 96%; chu kỳ cứ khoảng từ 3 - 4 tháng cho thu hoạch, trọng lượng bình quân mỗi quả từ 1,2 đến 1,6 kg, có quả gần 2 kg.
Dự kiến với 2 sào trồng dưa lưới công nghệ cao của ông Mẫu sẽ cho thu hoạch từ 4 - 4,2 tấn, giá bán bình quân từ 28 đến 30 ngàn đồng/kg thông qua hợp đồng thu mua của Công ty TNHH Tiên Phong ở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Với đặc tính của giống cây nhiệt đới rất ưa nắng và chịu được nhiệt độ cao, dưa lưới là loại cây trồng phù hợp trong mùa khô hạn. Đối với ông Mẫu, dưa lưới sẽ được ông trồng vào thời điểm này hàng năm, sau đó trồng luân canh thêm cây trồng khác để cải tạo đất và đa dạng cây trồng. Nhiều hộ nông dân trong và ngoài địa phương đã đến tham quan và mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ ông để đầu tư sản xuất.
Là người không ngừng học hỏi, mạnh dạn thử nghiệm những cây trồng mới, ngoài việc trồng dưa lưới, ông đã trồng thử nghiệm 50 cây bí Nhật mini. Đây là loại bí có kích thước quả nhỏ chỉ khoảng bằng lòng bàn tay, trọng lượng bình quân từ 250-300 gram/quả. Qua thời gian trồng thử nghiệm, ông Mẫu quyết định trong thời gian tới sẽ tiến hành xuống giống loại bí Nhật mini tại vườn của mình. Ông Mẫu cho biết thêm: “Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng mở rộng thêm diện tích trồng dưa lưới và giống bí Nhật mini. Mặt khác, tôi cũng sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với bà con nông dân trên địa bàn, đứng ra liên hệ với Công ty thu mua, bao tiêu sản xuất để mở rộng chuỗi liên kết những giống cây trồng này”.
Các bài viết khác